Canxi là “vật liệu” không thể thiếu để xây dựng khung xương cho cơ thể. Đặc biệt với trẻ em trong giai đoạn phát triển thể chất, nhu cầu Canxi sẽ rất cao. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa chú trọng đến việc bổ sung Canxi cho trẻ, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết tình trạng trẻ thiếu Canxi và cách bổ sung hợp lý qua bài viết sau.
Vai trò của Canxi đối với trẻ nhỏ
Canxi là vi chất chiếm từ 1.5 – 2% tổng trọng lượng của cơ thể. Đây là khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển xương và răng. Đối với trẻ nhỏ, Canxi giúp hình thành bộ khung xương vững chắc, giúp bé phát triển chiều cao tối ưu.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cho thấy, Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chức năng của cơ bắp và hệ thần kinh. Theo đó, Canxi hỗ trợ chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cần thiết cho hoạt động hàng ngày của trẻ.

Không chỉ vậy, Canxi đóng vai trò là chất dẫn truyền cho các tín hiệu thần kinh. Nếu thiếu Canxi, thần kinh của các bé dễ bị ức chế, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài ra, Canxi còn tham gia vào hoạt động miễn dịch của cơ thể. Theo đó, Canxi kích hoạt các tế bào miễn dịch di chuyển, tiêu diệt các vi khuẩn, virus hay mầm bệnh gây hại. Từ đó, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp bé phát triển khỏe mạnh hơn.
Những dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị thiếu Canxi
Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh khi không được bổ sung Canxi đầy đủ thì mắc phải các rối loạn sinh lý.
Canxi đóng vai trò là nhân tố cân bằng giữa ức chế vỏ não và cảm xúc. Chính vì vậy, nếu thiếu Canxi, trẻ thường khó đi vào giấc ngủ và quấy khóc vào ban đêm. Giấc ngủ của trẻ không sâu, thường xuyên giật mình và đổ mồ hôi trộm. Khóc đêm có thể kéo dài nhiều giờ hoặc suốt đêm, nếu nguy hiểm trẻ có thể ngừng thở trong lúc khóc.
Khi thiếu Canxi trẻ thường chậm mọc răng, răng yếu hoặc mọc không đều. Ngoài ra, móng tay của các bé này cũng thường rất yếu và dễ gãy. Các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý khu vực tóc sau gáy của trẻ. Nếu tóc rụng nhiều và rụng thành đường vành khăn thì cũng có thể là biểu hiện thiếu Canxi.
Ngoài ra, biểu hiện trẻ thiếu hụt Canxi còn bao gồm sự phát triển bất thường về thể trạng. Bé chậm biết đi, chân vòng kiềng, còi cọc và thường xuyên nhức mỏi tay chân. Thiếu Canxi lâu ngày sẽ gây cản trở cho sự phát triển chiều cao của bé.
Nguyên nhân gây thiếu Canxi ở trẻ nhỏ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt Canxi ở trẻ nhỏ, cụ thể như sau:
Thiếu Canxi khi còn trong bụng mẹ
Trong giai đoạn thai kỳ, phần lớn nguồn Canxi cho trẻ đều được lấy từ cơ thể mẹ. Vì vậy, nếu mẹ không bổ sung đầy đủ Canxi trong thời kỳ này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu Canxi cho bé.
Bên cạnh đó, một số bệnh lý trong thời kỳ mang thai như Canxi hóa, vôi hóa nhau thai cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hấp thu Canxi của trẻ.
Trẻ bị thiếu oxy hoặc bị ngạt trong quá trình sinh nở
Trong quá trình sinh nở, một số sự cố có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các chất trong cơ thể, trong đó có Canxi. Thiếu oxy hoặc bị ngạt ở thời điểm này có thể gây ra một số bệnh nguy hiểm, đặc biệt là bệnh tim.
Chế độ ăn thiếu Canxi
Các bé không được bổ sung đủ lượng Canxi cần thiết qua chế độ ăn uống hàng ngày. Trong giai đoạn bé dưới 12 tháng tuổi, bạn cũng nên lưu ý tăng cường bổ sung Canxi cho mẹ để đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho sữa mẹ.

Không thường xuyên tắm nắng dẫn đến thiếu Vitamin D
Vitamin D3 – chuyển hóa từ ánh nắng mặt trời là dưỡng chất quan trọng cho sự hấp thu Canxi vào cơ thể. Chính vì vậy, nếu trẻ không được tắm nắng thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt Canxi.
Hậu quả khi trẻ thiếu Canxi
Suy dinh dưỡng,còi cọc được xem là bệnh lý phổ biến nhất xuất phát từ việc thiếu Canxi. Tình trạng thiếu hụt Canxi kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển chiều cao. Theo đó, bộ khung xương của trẻ sẽ không thể phát triển bình thường và toàn diện.
Không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể trạng, thiếu Canxi còn dẫn đến các hiện tượng co thắt cơ, biến dạng xương. Ngoài ra, nguy cơ dị tật răng miệng hay loãng xương khi trưởng thành rất dễ xảy ra nếu cơ thể thiếu Canxi trong thời gian dài.
Đối với các bé nhỏ, thiếu Canxi thường dẫn đến biếng ăn, tê bì tay chân, thường xuyên nhức mỏi. Bên cạnh đó, thiếu Canxi còn là nguyên nhân của những cơn đau bụng dữ dội cho bé sau mỗi bữa ăn. Lý do chính xác là vì thiếu Canxi gây ra tình trạng co rút dạ dày đường ruột, gây đau bụng bất thường cho bé.
Trẻ cần bao nhiêu Canxi mỗi ngày thì đủ?
Nghiên cứu cho thấy, lượng Canxi cần thiết cho cơ thể sẽ phụ thuộc vào từng độ tuổi nhất định, cụ thể như sau:
- Từ 0 – 6 tháng: 300mg / ngày
- 6 – 12 tháng: 400mg / ngày
- 1 – 2 tuổi: 500mg / ngày
- 3 – 5 tuổi: 600mg / ngày
- 6 – 7 tuổi: 650mg / ngày
- 8 – 9 tuổi: 700mg / ngày
- 10 – 19 tuổi: 1000mg / ngày
Số liệu trên được thống kê dựa trên tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới WHO. Theo đó, ba mẹ cần lưu ý bổ sung đủ lượng Canxi cần thiết cho bé.
Bổ sung Canxi cho trẻ bằng cách nào?
Canxi là loại khoáng chất mà cơ thể không thể tự tổng hợp mà phải được bổ sung từ bên ngoài. Các bậc phụ huynh có thể bổ sung Canxi cho trẻ bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng hàng ngày có nhiều thức ăn giàu Canxi.
Phương pháp này được xem là một trong những cách hữu hiệu và an toàn nhất. Vậy đâu là thực phẩm giàu Canxi cho bé? Trứng, sữa, các thực phẩm làm từ sữa (sữa chua, váng sữa, phomai), các loại đậu, hải sản, một số loại rau xanh như diếp cá, cải xoăn, cần tây,.. là những “cái tên vàng trong làng giàu Canxi”.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, bố mẹ cũng nên thường xuyên cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng để hấp thụ Vitamin D. Thời điểm tốt nhất để tắm nắng là trước 9h sáng, khi ánh nắng không quá gay gắt. Mỗi ngày nên tắm nắng từ 10 – 30 phút để cơ thể tổng hợp Vitamin D, giúp hấp thu Canxi hiệu quả.
Ngoài các phương pháp trên, các bậc phụ huynh cũng có thể tăng cường Canxi cho bé bằng cách sử dụng các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe phù hợp. Một số sản phẩm được người dùng đánh giá cao mà bạn có thể tham khảo như viên uống Golden Health Kids Milk Calcium của Úc, bột Canxi cá tuyết Nhật Bản,…
Tóm lại, Canxi giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển cả về thể chất lẫn trí não. Canxi cần được bổ sung từ bên ngoài theo nhu cầu của trẻ ở từng độ tuổi khác nhau. Hy vọng thông qua bài viết này, các mẹ có thể hiểu rõ hơn các biểu hiện trẻ thiếu Canxi. Từ đó, tiến hành bổ sung Canxi cho bé với phương pháp và liều lượng hợp lý.